Từ nguyên và định nghĩa Tâm_lý_học

Từ psychology ("tâm lý học") có nguồn gốc từ chữ Hy Lạp cổ nghĩa là "sự học về tâm hồn" ("study of the psyche or soul"), ghép lại từ chữ psychē (ψυχή) có nghĩa là "tâm hồn" ("breath, spirit, soul"), và hậu tố -logia (λογία) có nghĩa là "học" / "nghiên cứu" ("study of" / "research").[10] Từ Latin hiện đại psychologia lần đầu tiên được sử dụng bởi nhà thơ Latin và nhà nhân đạo học người Croatia Marko Marulić trong một khái luận tiếng Latin tên Psichiologia de ratione animae humanae vào cuối thế kỷ XV hoặc đầu thế kỷ XVI. Bản thân khái luận này không còn được lưu giữ, nhưng tiêu đề của nó xuất hiện trong danh sách những tác phẩm của Marulić tổng hợp bởi  Franjo Bozicevic-Natalis trong tác phẩm "Vita Marci Maruli Spalatensis".[11]

Tham chiếu từ điển sớm nhất về từ psychology trong tiếng Anh là bởi Steven Blankaart vào năm 1694 trong từ điển The Physical Dictionary[12] như sau: "Giải phẫu học, nghiên cứu về cơ thể và Tâm lý học, nghiên cứu về linh hồn." ("Anatomy, which treats the Body, and Psychology, which treats of the Soul.")

Năm 1890, William James định nghĩa psychology ("tâm lý học") là "khoa học về đời sống tâm thần, bao gồm cả những hiện tượng và trạng thái của nó". Định nghĩa này được chấp nhận rộng rãi trong nhiều thập niên. Nhưng nó cũng bị phản bác, đáng chú ý nhất là từ những nhà hành vi học cực đoan như John B. Watson, trong một tuyên bố của ông vào 1913, định nghĩa bộ môn tâm lý học là một bộ môn thu thập các thông tin hữu ích nhằm mục tiêu kiểm soát hành vi. Ngoài ra, từ thời định nghĩa của James, thuật ngữ này thường có ý bao hàm tính kỹ thuật trong thí nghiệm khoa học.[13][14] Trong khi đó, tâm lý học bình dân thường dùng để chỉ hiểu biết về tâm lý của đại chúng, phân biệt với hiểu biết của nhà tâm lý học.[15]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tâm_lý_học http://psychclassics.yorku.ca/Ebbinghaus/wozniak.h... http://psychclassics.yorku.ca/Krstic/marulic.htm http://www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F008286.php http://commonweb.unifr.ch/artsdean/pub/gestens/f/a... http://dictionary-psychology.com http://www.etymonline.com/index.php?term=psycholog... http://www.oxfordreference.com/views/ENTRY.html?su... http://www.psychologytoday.com/blog/the-good-life/... http://thenewinquiry.com/essays/reason-displaces-a... http://plato.stanford.edu/entries/aristotle-psycho...